Đầu tư trực tiếp nước ngoài

  • Tin tức

Ngoài ra, có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,2 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2016 (Bảng 2).

                               
Cụ thể, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,3 tỷ USD, chiếm 36,5%; các ngành còn lại đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 26,7%. Trong 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, Thanh Hóa là tỉnh có số vốn đăng ký lớn nhất với 3.145 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Xếp thứ hai là Nam Định với 2.125,9 triệu USD, chiếm 14,6%. Kiên Giang xếp thứ ba với 1.342,3 triệu USD, chiếm 9,2%. Trong số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong chín tháng năm 2017, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 4.903,2 triệu USD, chiếm 33,7% tổng vốn đăng ký cấp mới. Xếp thứ hai là Xin-ga-po với 2.902,8 triệu USD, chiếm 19,9%. Hàn Quốc xếp thứ ba với 2.304,9 triệu USD, chiếm 15,8%.

(Tổng hợp từ https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=621&ItemID=18574.)